Nói đến nghề dệt thổ cẩm Chăm, hẳn du khách phải nghĩ ngay đến làng nghề dệt Mỹ Nghiệp, ở thị trấn Phước Dân, Huyện Ninh Phướcm tình Ninh Thuận. Theo nghệ nhân Thuận Thị Trào thì nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở đây đã có từ rất lâu đời. Bà tổ nghề là nữ thần Ponưga, người đã tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, truyền lại cho đồng bào Chăm ở làng Ca Klaing, bây giờ là làng Mỹ Nghiệp. Sau đó, nối tiếp các đời lưu giữ đến bây giờ.

Nghệ nhân Thuận Thị Trào giới thiệu sản phẩm thổ cẩm. Ảnh: VP
Một
trong những dấu mốc đáng nhớ của làng nghề này, theo nghệ nhân Thuận
Thị Trào, là thời điểm thành lập HTX vào đầu những năm 1990.
Nhận thấy nhu cầu, cũng như tiềm năng của nghề dệt, chính
quyền địa phương đã có những chính sách hỗ trợ cho bà con,
vừa khôi phục và gìn giữ nghề truyền thống, vừa tăng thêm thu
nhập cho đông đảo đồng bào Chăm nơi đây. Những nghệ nhân lớn
tuổi có kinh nghiệm có cơ hội truyền nghề cho con cháu mình.
Nhờ có làng nghề mà đời sống của bà con cải thiện đáng kể. Hầu hết các hộ dân trong làng đều làm nghề. Đời nọ truyền cho đời kia, cùng với sự sáng tạo, đã cho ra đời nhiều sản phẩm độc đáo. Các sản phẩm chủ yếu của làng nghề là trang phục truyền thống Chăm, khăn, áo, túi xách...

Các sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Ảnh: VP
Để
làm được một sản phẩm dệt có chất lượng thì yêu cầu đầu
tiên là chọn bông, làm sợi. Sau đó, pha màu. Thường, người Chăm
làng Mỹ Nghiệp hay sử dụng những loại cây như cây lam lan. Khung
dệt thường là những loại gỗ quý và chắc như xăng đá hay cẩm
lai.
Đối
với những sản phẩm dệt quý dành cho giới quý tộc, vua chúa
thì người Chăm phải chọn người và đặc biệt kiêng kỵ nếu như
người đó có quan hệ vợ chồng hay vẫn trong ngày kinh nguyệt. Do
vậy, những người được chọn làm thường là những người cao
tuổi, tầm 50-60 tuổi.
Để
được một sản phẩm chuẩn thì yêu cầu sợi dệt nhỏ, hai hàng
day thẳng, hoa văn cân đối, dệt đều tay, thoi đánh chặt, việc
phối màu phải trùng khớp, tránh bị lệch.
Mỗi năm lượng khách du lịch đến với làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp càng đông, song việc tiêu thụ sản phẩm vẫn còn chậm. Do vậy, những người làm nghề ở Mỹ Nghiệp vẫn mong mỏi có đầu ra ổn định để gìn giữ làng nghề và để cuộc sống của các hộ làm nghề bớt khó khăn.
Việt Phú/VOV4